Có hay không 1 ứng dụng 'hack Wi-Fi' thực thụ?
Lướt 1 vòng các kho ứng dụng lớn như Google Play hay Apple Store, khá dễ dàng nhận ra có nhiều ứng dụng với tên gợi ý hoặc các đoạn mô tả, quảng cáo về khả năng truy cập vào các mạng Wifi có mật khẩu. Hẳn là cũng không ít người từng 1 lần đi tìm những ứng dụng như thế. Vậy thì liệu có nên và có thể hack được mật khẩu Wifi chỉ với những thiết bị cầm tay?
Đáp án thì có cho các bạn rồi, nhưng tôi vẫn muốn cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn một chút, cùng nhau làm rõ hơn về vấn đề này.
Sự thật là mật khẩu Wifi không thể bị hack một cách đơn giản
Wifi là tên gọi thường dùng mà chúng ta hay gọi một mạng không dây nội bộ - Wireless Local Area Network (WLAN). Mạng không dây mang đến sự tiện lợi rõ rệt so với kiểu kết nối bằng cáp mạng truyền thống. Thiết bị nào được trang bị anten thu sóng là có thể kết nối vào Wifi, miễn là ở trong vùng phủ sóng.
Nhưng sự tiện lợi cũng mang đến nguy cơ mới. Nói một cách đơn giản là nếu nhà bạn có trang bị Wifi thì bất kỳ vị khách qua đường nào cũng có thể vào trong, vì nhà bạn chưa gắn cửa. Mật khẩu cho Wifi ra đời là cánh cửa ngăn thế giới bên ngoài và mạng nội bộ của bạn.
Cửa có nhiều kiểu, tương tự mật khẩu Wifi cũng có nhiều chuẩn mã hóa bảo mật. Chuẩn càng mới thì càng an toàn hơn, khó bị qua mặt hơn. Trước đây Wifi hay được mã hóa bởi chuẩn WEP, chuẩn này có thể bị vượt qua một cách tương đối dễ dàng (nếu có chút ít kiến thức chuyên môn). Sau này, chuẩn WEP gần như đã biến mất nhường chỗ cho WPA và WPA2 trong môi trường sử dụng cá nhân và gia đình.
Nói đến đây, hy vọng các bạn có Wifi ở nhà hãy bỏ đi nỗi lo bị hàng xóm... "xài chùa". Lý do là vì không một người hàng xóm nào đủ khả năng vượt rào Wifi mã hóa theo chuẩn WPA2 cả. Dù hàng xóm nhà bạn làm kỹ sư cho Microsoft, Google, Apple, Kaspersky, BitDefender hay Cisco (hãng chuyên về thiết bị mạng)... thì cũng cứ yên tâm.
Vậy thì thực sự các ứng dụng mang danh Hack Wifi có hoạt động được hay không?
Câu trả lời không phải là có hay không, mà tôi muốn khuyên các bạn không nên phí công sức và thời gian vào việc tìm kiếm, thử nghiệm các ứng dụng kiểu này. Chúng chẳng hề có một tí xíu tác dụng nào như tên gọi hay những lời quảng cáo có cánh đâu.
Một số ứng dụng còn có phần mô tả khá rõ ràng (thường là tiếng Anh) rằng nó chỉ là một ứng dụng giải trí. Mục đích là giúp chủ nhân... ra oai với bạn bè rằng anh/cô ta có thể hack được Wifi chỉ với vài cái chạm màn hình.
Nhưng nếu vượt khỏi mục đích trêu ghẹo, đùa vui thì việc tìm những ứng dụng kiểu này có thể dẫn bạn đến những ứng dụng rác. Chúng được lập trình để âm thầm thu thập các thông tin cá nhân (thông qua các quyền truy cập vào dữ liệu trên điện thoại) hay tự động gửi các tin nhắn dịch vụ gây tiêu tốn tài khoản của bạn.
Và thậm chí, nếu quá mê mẩn với các ứng dụng "tào lao" này, bạn có thể bị dẫn dụ đến các kho ứng dụng của bên thứ ba hay các tập tin cài đặt nằm "vất vưởng" đâu đó trên Internet. Khi này thì các cơ chế bảo vệ mà những Google hay Apple dùng để kiểm soát ứng dụng trên các kho của họ chẳng còn tác dụng gì nữa.
Nhưng tôi vẫn muốn truy cập vào mạng Wifi bất kỳ khi nào có thể
Câu trả lời nằm ở những cái tên như Wifi Chùa hay Foody...
Wifi Chùa có thể được xem như một mạng xã hội thu nhỏ nơi người dùng có thể cung cấp các mật khẩu Wifi công cộng như của các cửa hàng, trung tâm thương mại, hàng quán... cho cộng đồng. Qua thử nghiệm thực tế của tôi thì đa số các mật khẩu Wifi Chùa cung cấp đều chính xác, số lượng địa điểm nhiều, độ phủ khá rộng.
Foody cũng là một cái tên không xa lạ - mạng xã hội cho những người mê ăn uống. Mạng này cũng dành một góc nhỏ để cộng đồng đóng góp mật khẩu Wifi của địa điểm, cửa hàng đó. Xét về số lượng và chất lượng thì có vẻ không được như Wifi Chùa nhưng cũng khá tiện lợi khi bạn có thể tìm kiếm thông tin của nhà hàng và đồng thời thấy được mật khẩu Wifi ngay trong đó.
Xin một lần nhắc lại với các bạn rằng mật khẩu Wifi không thể nào bị phá một cách dễ dàng chỉ bằng những chiếc smartphone với bộ vi xử lý còn khá "non kém" của mình. Hiện tại thì cách đơn giản nhất để truy cập vào một mạng Wifi là hỏi thẳng chủ nhân.
Ngược lại nếu bạn thích đi con đường khó khăn hơn, hãy tìm một điểm phát Wifi với chuẩn mã hóa là WEP, không phải WPA. Khi đã đến nơi, bạn cần một chiếc máy tính đúng nghĩa, một chút hiểu biết về mạng, hệ điều hành cũng như trông chờ may mắn nếu gia chủ đặt mật khẩu đơn giản. Sau khi hội đủ các yếu tố trên, hãy bắt tay vào "hack". Chúc bạn may mắn!
Nguồn: Internet - Thái Bình
Đáp án thì có cho các bạn rồi, nhưng tôi vẫn muốn cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn một chút, cùng nhau làm rõ hơn về vấn đề này.
Sự thật là mật khẩu Wifi không thể bị hack một cách đơn giản
Wifi là tên gọi thường dùng mà chúng ta hay gọi một mạng không dây nội bộ - Wireless Local Area Network (WLAN). Mạng không dây mang đến sự tiện lợi rõ rệt so với kiểu kết nối bằng cáp mạng truyền thống. Thiết bị nào được trang bị anten thu sóng là có thể kết nối vào Wifi, miễn là ở trong vùng phủ sóng.
Nhưng sự tiện lợi cũng mang đến nguy cơ mới. Nói một cách đơn giản là nếu nhà bạn có trang bị Wifi thì bất kỳ vị khách qua đường nào cũng có thể vào trong, vì nhà bạn chưa gắn cửa. Mật khẩu cho Wifi ra đời là cánh cửa ngăn thế giới bên ngoài và mạng nội bộ của bạn.
Cửa có nhiều kiểu, tương tự mật khẩu Wifi cũng có nhiều chuẩn mã hóa bảo mật. Chuẩn càng mới thì càng an toàn hơn, khó bị qua mặt hơn. Trước đây Wifi hay được mã hóa bởi chuẩn WEP, chuẩn này có thể bị vượt qua một cách tương đối dễ dàng (nếu có chút ít kiến thức chuyên môn). Sau này, chuẩn WEP gần như đã biến mất nhường chỗ cho WPA và WPA2 trong môi trường sử dụng cá nhân và gia đình.
Nói đến đây, hy vọng các bạn có Wifi ở nhà hãy bỏ đi nỗi lo bị hàng xóm... "xài chùa". Lý do là vì không một người hàng xóm nào đủ khả năng vượt rào Wifi mã hóa theo chuẩn WPA2 cả. Dù hàng xóm nhà bạn làm kỹ sư cho Microsoft, Google, Apple, Kaspersky, BitDefender hay Cisco (hãng chuyên về thiết bị mạng)... thì cũng cứ yên tâm.
Vậy thì thực sự các ứng dụng mang danh Hack Wifi có hoạt động được hay không?
Câu trả lời không phải là có hay không, mà tôi muốn khuyên các bạn không nên phí công sức và thời gian vào việc tìm kiếm, thử nghiệm các ứng dụng kiểu này. Chúng chẳng hề có một tí xíu tác dụng nào như tên gọi hay những lời quảng cáo có cánh đâu.
Một số ứng dụng còn có phần mô tả khá rõ ràng (thường là tiếng Anh) rằng nó chỉ là một ứng dụng giải trí. Mục đích là giúp chủ nhân... ra oai với bạn bè rằng anh/cô ta có thể hack được Wifi chỉ với vài cái chạm màn hình.
Nhưng nếu vượt khỏi mục đích trêu ghẹo, đùa vui thì việc tìm những ứng dụng kiểu này có thể dẫn bạn đến những ứng dụng rác. Chúng được lập trình để âm thầm thu thập các thông tin cá nhân (thông qua các quyền truy cập vào dữ liệu trên điện thoại) hay tự động gửi các tin nhắn dịch vụ gây tiêu tốn tài khoản của bạn.
Và thậm chí, nếu quá mê mẩn với các ứng dụng "tào lao" này, bạn có thể bị dẫn dụ đến các kho ứng dụng của bên thứ ba hay các tập tin cài đặt nằm "vất vưởng" đâu đó trên Internet. Khi này thì các cơ chế bảo vệ mà những Google hay Apple dùng để kiểm soát ứng dụng trên các kho của họ chẳng còn tác dụng gì nữa.
Nhưng tôi vẫn muốn truy cập vào mạng Wifi bất kỳ khi nào có thể
Câu trả lời nằm ở những cái tên như Wifi Chùa hay Foody...
Wifi Chùa có thể được xem như một mạng xã hội thu nhỏ nơi người dùng có thể cung cấp các mật khẩu Wifi công cộng như của các cửa hàng, trung tâm thương mại, hàng quán... cho cộng đồng. Qua thử nghiệm thực tế của tôi thì đa số các mật khẩu Wifi Chùa cung cấp đều chính xác, số lượng địa điểm nhiều, độ phủ khá rộng.
Foody cũng là một cái tên không xa lạ - mạng xã hội cho những người mê ăn uống. Mạng này cũng dành một góc nhỏ để cộng đồng đóng góp mật khẩu Wifi của địa điểm, cửa hàng đó. Xét về số lượng và chất lượng thì có vẻ không được như Wifi Chùa nhưng cũng khá tiện lợi khi bạn có thể tìm kiếm thông tin của nhà hàng và đồng thời thấy được mật khẩu Wifi ngay trong đó.
Xin một lần nhắc lại với các bạn rằng mật khẩu Wifi không thể nào bị phá một cách dễ dàng chỉ bằng những chiếc smartphone với bộ vi xử lý còn khá "non kém" của mình. Hiện tại thì cách đơn giản nhất để truy cập vào một mạng Wifi là hỏi thẳng chủ nhân.
Ngược lại nếu bạn thích đi con đường khó khăn hơn, hãy tìm một điểm phát Wifi với chuẩn mã hóa là WEP, không phải WPA. Khi đã đến nơi, bạn cần một chiếc máy tính đúng nghĩa, một chút hiểu biết về mạng, hệ điều hành cũng như trông chờ may mắn nếu gia chủ đặt mật khẩu đơn giản. Sau khi hội đủ các yếu tố trên, hãy bắt tay vào "hack". Chúc bạn may mắn!
Nguồn: Internet - Thái Bình
Nhận xét
Đăng nhận xét